Mục lục bài viết
- 1 Bảo Quản Sữa Ong Chúa Tươi Đúng Cách Là Như Thế Nào?
- 1.1 Hãy bảo quản một cách cẩn thận với ngăn lạnh, mát
- 1.2 Đừng tiếc những hũ sữa ong chúa đã bị hỏng
- 1.3 Thời hạn sử dụng của sữa ong chúa?
- 1.4 Thời hạn sử dụng của sữa ong chúa dạng viên
- 1.5 Thời hạn sử dụng của sữa ong chúa tươi
- 1.6 Dấu Hiệu Nhận Biết Sữa Ong Chúa Bị Hỏng
- 1.7 Sữa ong chúa tươi khó xác định thời gian thu hoạch
- 1.8 Sử dụng mắt thường để nhận biết
- 1.9 Kiểm tra mùi vị của sữa ong chúa
- 1.10 Thử pha trộn cùng với mật ong xem sao
- 1.11 Pha với nước xem có bị lắng cặn không
Tìm hiểu về cách bảo quản sữa ong chúa tươi đúng cách là một vấn đề vô cùng quan trọng để sữa ong chúa có thể phát huy hết được tác dụng của mình. Sữa ong chúa viên thì đơn giản rồi, tuy nhiên sữa ong chúa tươi lại cần phải đặc biệt chú ý để tránh bị ôi thiu, hỏng
Bảo Quản Sữa Ong Chúa Tươi Đúng Cách Là Như Thế Nào?
Sữa ong chúa nếu như biết cách sẽ bảo quản được rất lâu, tuy nhiên việc này cần phải thực hiện ngay từ quá trình thu hoạch để cho chất lượng đảm bảo nhất
Hãy bảo quản một cách cẩn thận với ngăn lạnh, mát
Hạn chế tối đa việc để sữa ong chúa tiếp xúc với điều kiện thường, nếu như bạn để sữa ong chúa ngoài trời chỉ cần khoảng nửa tiếng thôi sẽ thấy sự biến đổi trước hết ở phần mầu sắc, không còn là một mầu vàng nhạt như sữa chua nữa mà khi đó sẽ bắt đầu chuyển biến thành mầu vàng đậm.
Khi để sữa ong chúa tươi tiếp xúc với nhiệt độ môi trường, đặc biệt là thời tiết khí hậu nắng nóng ở Việt Nam, sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ bên ngoài trời cùng với độ ẩm thất thường trong không khí nữa nên dẫn đến thời hạn sử dụng của sản phẩm bị rút ngắn đi rất nhiều và thậm chí là sữa ong chúa sẽ xuất nhiện những dấu hiệu hư hỏng sau khoảng 3 ngày sử dụng.
Thế nên để có thể bảo quản tốt cho sữa ong chúa thì bạn nên dùng cách bảo quản sữa ong chúa ở trong tủ lạnh có thể để trong ngăn mát hoặc là ngăn đá của tủ lạnh
Chú ý rằng nên đựng sữa ong chúa trong các hũ bằng nhựa hoặc thủy tinh, sành sứ – đừng bảo vệ bằng kim loại vì nó có thể gây ra một số phản ứng hóa học với sữa ong chúa làm biến đổi chất
Sữa ong chúa để ngoài nắng sẽ nhanh bị hỏng hơn chính vì vậy cần phải chú ý vấn đề này. Ngay sau khi thu hoạch sữa ong chúa ra khỏi tổ, hãy đóng ngay vào chai, bịt kín bằng nilon và đặt trong tủ lạnh ( ngay cả trong khi vận chuyển cũng cần làm tương tự ).
Nếu bạn đang sử dụng sữa ong chúa thì sau khi dùng, bạn nên đóng nắp kín rồi đặt ở ngăn đá tủ lạnh.
Đừng tiếc những hũ sữa ong chúa đã bị hỏng
Sữa ong chúa nếu không được bảo quản tốt sẽ bị hỏng, không còn giữ được những thành phần dưỡng chất, dược lý như ban đầu. Việc sử dụng sữa ong chúa khi này không chỉ không có tác dụng mà đôi khi còn gây nguy hại cho sức khỏe
Nhiều bạn cảm thấy tiếc của do sữa ong chúa do nó có mức giá không phải là nhỏ thế nên cố gắng sử dụng nốt lượng sữa ong chúa mà mình đã bỏ tiền ra để mua, không cần phải biết đến mức độ an toàn và mức độ biến dạng của sữa ong chúa đến đâu và như thế nào? Hãy mạnh dạn vứt bỏ những hủ sữa ong chúa bị hỏng, kém chất lượng
Thời hạn sử dụng của sữa ong chúa?
Đầu tiên thì chúng ta cần phải hiểu rõ một điều là hiện nay sữa ong chúa có hai loại hình thức đó chính là ở dạng viên và ở dạng sữa tươi.
Thời hạn sử dụng của sữa ong chúa dạng viên
Đối với sữa ong chúa dạng viên thì đã được trải qua một quá trình xử lý bằng việc tách lọc những dưỡng chất có trong sữa ong chúa tươi tự nhiên sau đó trải qua quy trình cô đặc rồi đem nén lại thành hình hạng viên thuốc uống.
Với loại sữa ong chúa ở hình dạng viên thuốc thì đã được người ta kiểm chứng và xác định được thời hạn chính xác của sản phẩm và ngày sản xuất cùng với thời hạn sử dụng của sản phẩm cũng được in trên bao bì của sản phẩm. Chỉ cần bạn bảo quản viên thuốc sữa ong chúa ở nơi khô ráo và thoáng mát là bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho đến ngày hạn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.
Thời hạn sử dụng của sữa ong chúa tươi
Ngược lại thì ở hình thức thứ hai là sữa ong chúa tươi, với hình dạng này thì sữa ong chúa được lưu trữ và bảo quản theo hình thức hoàn toàn tự nhiên và người ta khi lấy sữa ong chúa tươi đi bán thì chắc chắn không trải qua quá trình gia công chế biến sản phẩm thế nên bạn khó lòng xác định được thời hạn sử dụng của sữa ong chúa tươi và đương nhiên một phần thời gian sử dụng của sản phẩm còn phải phụ thuộc vào cả cách bảo quản sữa ong chúa của bạn nữa
- Đối với sản phẩm sữa ong chúa để bên trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ cho thời gian sử dụng trong vòng từ 1 tháng cho đến 2 tháng
- Đối với sản phẩm sữa ong chúa để bên trong ngăn đá của tủ lạnh thì thời hạn sử dụng của sữa ong chúa sẽ lâu hơn hẳn và có thể để được trong vòng từ 1 năm cho đến 2 năm.
Tùy theo thể loại hình thức cho đến cách bảo quản của bạn như thế nào cho hợp lý thì thời gian sử dụng của sữa ong chúa có thể sử dụng ngắn hay dài. Hãy bảo quản tốt sữa ong chúa để bạn có thể kéo dài được thời gian sử dụng của sản phẩm
Dấu Hiệu Nhận Biết Sữa Ong Chúa Bị Hỏng
Như đã nói ở trên thời hạn sử dụng của sữa ong chúa vừa phụ thuộc vào thời gian bảo quản và cách thức bảo quản tuy nhiên bạn cần phải nhìn nhận kỹ lại vấn đề như thế này:
Sữa ong chúa tươi khó xác định thời gian thu hoạch
Khi bạn mua sữa ong chúa là mua từ người khác đúng không nào? Và bạn chắc hẳn cũng không thể đảm bảo rằng sản phẩm sữa ong chúa mà bạn vừa mới mua xong là sữa ong chúa tươi hay là sữa ong chúa vừa mới được sản xuất trước đó cơ chứ?
Và cũng đâu biết được sữa ong chúa tươi được lấy từ khi nào? Hoặc bất kể là hình thức nào của sữa ong chúa ( dạng viên hay là dạng nguyên chất ) đi chăng nữa thì khi bạn làm thất lạc hay làm rách bao bì sản phẩm thì khó lòng có thể nhận ra được thời hạn sử dụng là trong bao lâu và bao giờ thì nó bị hư hỏng.
Để có thể hiểu rõ được những dấu hiệu hư hại của sữa ong chúa trong điều kiện bình thường có thể nhận biết được để bạn có thể biết và ngưng sử dụng sữa ong chúa hỏng, tránh trường hợp làm ảnh hướng đến sức khỏe của chính bản thân mình hay của cả những người đang sử dụng nó nữa thì dưới đây là một số những điểm cơ bản mà bạn có thể dễ dàng nhận biết được sữa ong chúa hư hỏng sẽ như thế nào nhé!
Sử dụng mắt thường để nhận biết
Đối với cách nhận biết thông thường nhất bằng mắt thường chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được sự thay đổi và biến dị về màu sắc của sữa ong chúa khi bị hư hại nó sẽ rõ rệt ra sao.
Cụ thể là khi sữa ong chúa còn đang trong thời gian có thể sử dụng được thì nó sẽ có màu trắng hơi ngà một chút với màu sắc có sự hài hòa và đều đặn bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy được sự óng ánh và độ sáng mịn màng của sữa ong chúa thế nhưng khi mà sữa ong chúa bị hỏng thì nó xuất hiện một dấu hiệu rất bất thường chính là màu sắc khi ấy chẳng còn là màu trắng ngà tự nhiên nữa cũng chẳng đều màu như trước nữa mà nó trở thành một màu vàng sẫm và màu sắc loang nổ không đều màu nữa chứ bạn có thể cảm nhận thấy sự lợn cợn bên trong màu sắc của sữa ong chúa khi ấy bạn có thể dễ dàng xác định được rằng sữa ong chúa có bị hỏng hay là không.
Kiểm tra mùi vị của sữa ong chúa
Thêm một điểm nữa là cái mùi vị của sữa ong chúa khi bị hỏng sẽ có một mùi vị khá là chua thế nhưng không phải là cái mùi thiu thực phẩm thông thường đâu. Nếu như bạn ăn thử thì bạn sẽ nhận thấy sữa ong chúa tan ngay lập tức trong miệng và lan tỏa một mùi vị chua thậm chí là hơi lợ nữa chứ!
Thử pha trộn cùng với mật ong xem sao
Ngoài ra chúng ta có thể thử xem sữa ong chúa có bị hỏng hay là không thông qua một thí nghiệm nhỏ như thế này: bạn sử dụng sữa ong chúa hòa trộn cùng với mật ong trong một ly thủy tinh trong suốt sau đó quan sát xem nếu như sữa ong chúa tan hết vào trong mật ong và không có dấu hiệu của sự phân tầng lớp thì khi ấy sữa ong chúa không hề bị hỏng và ngược lại thì nó đã bị hỏng rồi và bạn không nên tiếp tục sử dụng sữa ong chúa hỏng đó nữa.
Pha với nước xem có bị lắng cặn không
Hay với một thí nghiệm nho nhỏ khác như sau: Bạn sử dụng một lượng lước tương đối vào trong một cái cốc thủy tinh trong suốt để có thể dễ dàng quan sát các dấu hiệu cùng với hiện tượng của nó, rồi sau đó bạn đem một lượng vừa đủ sữa ong chúa vào trong ly nước đó và quan sát kỹ.
Nếu như sữa ong chúa tan ngay trong nước và nước chuyển dần sang màu trắng đục thì sữa ong chúa vẫn còn sử dụng được và ngược lại nếu như sữa ong chúa không tan trong nước mà lắng cặn xuống dưới đáy ly nước và nó chỉ tan khi mà bạn dùng thìa để ngoáy đều hỗn hợp lên thì khi ấy sữa ong chúa của bạn đã bị hỏng rồi và bạn nên vứt bỏ nó đi.
Bản thân sữa ong chúa có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của những người sử dụng sản phẩm. Từ việc ngăn ngừa được những bệnh như ung thư, huyết áp thấp, các bệnh về da như là bị mụn do cơ địa, bị nám da, … Và chắc chắn rằng sữa ong chúa chỉ có thể có tác dụng tốt khi mà chất lượng của nó được đảm bảo và tuyệt đối an toàn được sử dụng trong một thời gian hợp lý nhất định còn khi mà sữa ong chúa đã hết thời gian sử dụng rồi, bị hỏng rồi thì nó không những không đạt được những hiệu quả mà nó nên có mà nó còn có những tác hại khác nữa đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của người sử dụng!