Bệnh tật

Cao huyết áp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

những điều cần biết về bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp (lên tăng xông hay tăng huyết áp – tiếng Anh: Hypertension) có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và có thể dẫn đến tử vong.

Huyết áp là lực do máu gây lên thành mạch máu. Áp lực tăng hay giảm phụ thuộc vào công việc được thực hiện bởi tim và sự đề kháng của các mạch máu.

Theo hướng dẫn của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA) vào tháng 11 năm 2017, một người bị cao huyết áp khi người đó có chỉ số huyết áp cao hơn 130/80 milimét thủy ngân (mmHg).

Cao huyết áp và bệnh tim mạch là những vấn đề sức khỏe toàn cầu, hiện nay có khoảng 85 triệu người ở Hoa Kỳ bị huyết áp cao. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho biết, sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm chế biến đã ảnh hưởng đến lượng muối trong khẩu phần ăn của người dân trên toàn thế giới, và điều này là nguyên nhân chính dẫn đến việc ngày càng nhiều người bị lên tăng xông.

Những dữ kiện nhanh về bệnh cao huyết áp:

  • Huyết áp bình thường là 120/80 mmHg, do đó, nếu huyết áp cao hơn 130/80 mmHg thì người đó đang bị tăng huyết áp.
  • Nguyên nhân gây ra cao huyết áp thường là căng thẳng hoặc có thể là kết quả của một điều kiện cơ bản, chẳng hạn như bệnh thận.
  • Cao huyết áp không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới cơn đau tim, đột quỵ, và các biến chứng nguy hiểm khác.
  • Thay đổi lối sống là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề về huyết áp cao.

Nguyên nhân nào gây cao huyết áp?

Nguyên nhân chính gây cao huyết áp thường không được biết, khoảng 1 trong 20 trường hợp cao huyết áp là ảnh hưởng của điều kiện cơ bản hoặc phản ứng với thuốc.

Bệnh thận mạn tính (CKD) là nguyên nhân phổ biến làm tăng huyết áp, vì thận không lọc chất lỏng và chất thải từ máu. Sự dư thừa chất lỏng sẽ dẫn tới áp lực máu lên thành mạch máu tăng cao.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị cao huyết áp:

  • Độ tuổi: Bệnh cao huyết áp thường xuất hiện ở những người trên 60 tuổi, vì các động mạch ở giai đoạn này sẽ trở nên cứng hơn và hẹp hơn do mảng bám tích tụ.
  • Dân tộc: Một số nhóm dân tộc có xu hướng bị cao huyết áp.
  • Kích thước và trọng lượng: Thừa cân hoặc béo phì là một trong những yếu tố phổ biến.
  • Uống rượu và hút thuốc lá: Việc tiêu thụ một lượng lớn rượu bia và khói thuốc lá thường xuyên có thể khiến một người bình thường bị cao huyết áp.
  • Giới tính: Nam giới có xu hướng bị cao huyết áp ở độ tuổi trẻ, ngược lại, phụ nữ có xu hướng mắc bệnh cao huyết áp khi đã lớn tuổi.
  • Tình trạng sức khỏe hiện tạiBệnh tiểu đường, tim mạch, bệnh thận mãn tính và mức cholesterol cao có thể dẫn đến lên tăng xông, đặc biệt là với người già.

Các yếu tố khác bao gồm:

  • Lười vận động
  • Chế độ ăn giàu muối kết hợp với thực phẩm chế biến và chất béo
  • Chế độ ăn uống thiếu Kali

Yếu tố di truyền và căng thẳng thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây ra cao huyết áp.

Làm thế nào để nhận biết bệnh cao huyết áp?

Cách để biết một người có bị cao huyết áp hay không là dùng máy đo huyết áp. Tuy nhiên, việc huyết áp tăng trong một thời gian ngắn có thể chỉ là phản ứng bình thường đối với nhiều tình huống trong cuộc sống. Ví dụ, áp lực công việc hoặc tập thể dục quá sức có thể làm tăng huyết áp một cách nhanh chóng ở người khỏe mạnh.

Vì lý do này, để chẩn đoán một người có bị bệnh cao huyết áp thường đòi hỏi nhiều số liệu cho thấy huyết áp cao liên tục theo thời gian.

Việc đọc tâm thu là 130 mmHg đề cập đến áp suất khi trái tim bơm máu xung quanh cơ thể. Việc đọc tâm trương khoảng 80 mmHg đề cập đến áp suất khi trái tim thư giãn và đổ máu lại.

Hướng dẫn của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ xác định các mức huyết áp sau đây:

 Tâm thu (mmHg)  Tâm trương (mmHg)
Huyết áp bình thường Dưới 120 Dưới 80
Cao Giữa 120 và 129 Dưới 80
Tăng huyết áp giai đoạn 1 Giữa 130 và 139 Giữa 80 và 89
Tăng huyết áp giai đoạn 2 Ít nhất 140 Ít nhất 90
Khủng hoảng tăng huyết áp Trên 180 Trên 120

Nếu bạn dùng máy đo huyết áp điện tử và cho thấy huyết áp đang ở mức khủng hoảng thì hãy bình tĩnh chờ 2 hoặc 3 phút sau đó lặp lại bài kiểm tra. Ngoài ra, máy đo huyết áp điện tử thường có sai số và không chính xác bằng máy đo huyết áp cơ.

Nếu kết quả là như nhau hoặc cao hơn và kèm theo chóng mặt thì đây là trường hợp khẩn cấp phải đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất.

Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp là gì?

Một người bị cao huyết áp có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào vì nó thường được gọi là “kẻ sát nhân im lặng.” Khi không thể phát hiện, nó có thể gây tổn hại cho hệ thống tim mạch và các cơ quan nội tạng như thận.

Do đó, hãy thường xuyên kiểm tra huyết áp của bạn, bởi vì nó không có các triệu chứng cụ thể để bạn nhận thức được tình trạng này.

Một số dấu hiệu thường thấy của bệnh cao huyết áp:

  • Ra mồ hôi nhiều
  • Lo lắng
  • Khó ngủ
  • Đỏ mặt
  • Hoa mắt
  • Chóng mặt
  • Ù tai

Nếu người bị cao huyết áp đến mức độ nguy kịch có thể cảm thấy:

  • Đau nhói vùng tim
  • Thở gấp
  • Suy giảm thị lực
  • Mặt đỏ bừng
  • Chảy máu cam
  • Da tái xanh
  • Nôn ói
  • Hồi hộp
  • Đánh trống ngực
  • Hốt hoảng

Bệnh cao huyết áp thường dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nào?

Cao huyết áp lâu ngày có thể gây ra các biến chứng như xơ vữa động mạch, nơi sự hình thành mảng bám gây ra sự thu hẹp các mạch máu. Điều này làm tình trạng bệnh cao huyết áp trở nên tồi tệ hơn, vì tim phải bơm mạnh hơn để cung cấp đủ máu cho cơ thể.

Xơ vữa động mạch liên quan đến huyết áp có thể dẫn đến:

  • Suy tim và đau tim
  • Phình mạch là tình trạng phình mạch máu cục bộ do sự suy yếu của thành mạch máu. Phình mạch xảy ra với bất cứ mạch máu nào, nhưng nếu vỡ động mạch chủ hoặc động mạch não thường dẫn đến tử vong.
  • Suy thận
  • Đột quỵ, xuất huyết não
  • Cắt cụt bộ phận cơ thể
  • Bệnh võng mạc có thể dẫn đến mù lòa

Xét nghiệm huyết áp thường xuyên và thực hiện các phương pháp để kiểm soát áp huyết ở mức cho phép có thể cái thiện đáng kể các biến chứng nguy hiểm này.

Có bao nhiêu loại bệnh cao huyết áp?

Cao huyết áp không xuất phát bởi một điều kiện hoặc bệnh khác được gọi là cao huyết áp nguyên phát. Nếu nó xảy ra như là kết quả của một tình trạng khác, nó được gọi là cao huyết áp thứ phát.

Cao huyết áp nguyên phát có thể là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm lượng huyết tương trong máu, hoạt động của các hooc môn điều chỉnh lượng và áp suất máu. Nó cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như căng thẳng và lười vận động.

Cao huyết áp thứ phát có nguyên nhân cụ thể và là một biến chứng của một số vấn đề khác. Nó có thể là kết quả của:

  • Tiểu đường, vấn đề về thận và tổn thương thần kinh
  • Bệnh thận
  • Ung thư pheochromocytoma, một loại ung thư hiếm gặp của tuyến thượng thận
  • Hội chứng Cushing, có thể là do thuốc corticosteroid
  • Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, rối loạn tuyến thượng thận tiết ra cortisol
  • Cường giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Rối loạn tuyến cận giáp (hyperparathyroidism) ảnh hưởng đến lượng canxi và phốt pho
  • Mang thai
  • Chứng ngưng thở trong khi ngủ
  • Béo phì
  • Bệnh thận mãn tính (CKD)

Điều trị các trình trạng cơ bản sẽ thấy một sự cải thiện trong huyết áp.

Người bệnh cao huyết áp nên ăn uống như thế nào?

Một số loại bệnh cao huyết áp có thể được quản lý thông qua lối sống lành mạnh và lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp, tham gia vào hoạt động thể chất, giảm rượu bia, thuốc lá và tránh chế độ ăn có hàm lượng muối natri cao.

Giảm lượng muối

Lượng muối ăn trung bình từ 9 gram đến 12 g/ngày ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Tổ chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo giảm lượng muối trong thức ăn xuống dưới 5 g/ngày, sẽ giúp giảm nguy cơ bị cao huyết áp và các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Điều này có thể mang lại lợi ích cho cả người đang bị và chưa bị cao huyết áp.

Kiểm soát tiêu thụ rượu bia

Uống bia rượu quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp tăng lên và tăng nguy cơ đột quỵ.

Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association – AHA) khuyến cáo tối đa hai ly mỗi ngày cho nam giới, và một cho phụ nữ. Một nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ giúp những người gặp khó khăn trong việc cắt giảm bia rượu.

Ăn nhiều hoa quả và ít chất béo

Những người đang hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp nên ăn ít chất béo càng tốt.

Thay vào đó, hãy sử dụng các thực phẩm sau:

  • Các loại thức ăn có nhiều chất xơ, ngũ cốc
  • Ăn nhiều loại trái cây và rau quả
  • Đậu và hạt
  • Cá giàu omega-3 hai lần một tuần
  • Dầu thực vật không thuộc vùng nhiệt đới, ví dụ dầu ô liu
  • Gia cầm và cá
  • Sản phẩm sữa ít chất béo

Điều quan trọng là tránh các chất béo chuyển vị, dầu thực vật hydro hoá, chất béo động vật và ăn với khẩu phần vừa phải.

Quản lý trọng lượng cơ thể

Tăng huyết áp thường tỉ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, và giảm cân thường kèm theo sự giảm huyết áp. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với lượng calo phù hợp với kích cỡ, giới tính và mức độ hoạt động của cá nhân sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát huyết áp ở mức bình thường.

Chế độ ăn uống DASH

Viện Huyết Áp Quốc Gia Hoa Kỳ (NHLBI) khuyến cáo chế độ ăn uống DASH cho những người có huyết áp cao. DASH, hoặc “Phương Pháp Tiếp Cận Chế Độ Ăn Uống Để Ngăn Chặn Cao Huyết Áp” được thiết kế đặc biệt để giúp mọi người giảm huyết áp.

Đây là một kế hoạch ăn uống linh hoạt và cân bằng dựa trên các nghiên cứu được tài trợ bởi NHLBI, trong đó nói rằng, chế độ ăn uống này sẽ giúp:

  • Làm giảm huyết áp
  • Cải thiện mức độ chất béo trong máu
  • Làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch

Có một cuốn sách nấu ăn do NHLBI viết là “Keep the Beat Recipes” với các ý tưởng nấu ăn để giúp đạt được những kết quả này.

Một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng các chất bổ sung probiotic trong 8 tuần trở lên có thể có lợi cho những người bị tăng huyết áp.

Làm thế nào để điều trị bệnh cao huyết áp?

Có rất nhiều phương pháp điều trị và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, trong đó, thay đổi lối sống là phương pháp điều trị tiên tiến tiêu chuẩn cho người thường xuyên bị huyết áp tăng.

1. Tập thể dục thường xuyên

Các bác sĩ thường khuyên người bị cao huyết áp nên tham gia vào các hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải. Các hoạt động này có thể bao gồm: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, hoặc bơi từ 5 đến 7 ngày trong tuần.

2. Giảm căng thẳng

Hạn chế những tình huống gây ra căng thẳng, lo lắng hoặc phát triển các kỹ năng để quản lý những căng thẳng không thể tránh khỏi. Điều này có thể giúp người bệnh kiểm soát huyết áp ở mức cho phép. Có thể là thực hành thiền hoặc yoga trong thời gian rãnh để rèn luyện tâm.

Sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá để đối phó với căng thẳng là những giải pháp tiêu cực, nó chỉ làm tình trạng cao huyết áp của bạn trầm trọng thêm mà thôi.

Hút thuốc chỉ giúp bạn giảm căng thẳng trong thời gian ngắn, nhưng kèm theo rất nhiều tác hại. Giảm hút thuốc sẽ làm giảm nguy cơ bị lên tăng xông, bệnh tim, phổi và các vấn đề sức khỏe khác.

3. Sử dụng thuốc hạ huyết áp

Những người có huyết áp cao hơn 130/80 mmHg có thể dùng thuốc điều trị cao huyết áp. Thuốc thường được bắt đầu mỗi lần với liều thấp và tác dụng phụ liên quan với thuốc giúp hạ huyết áp thường không đáng kể.

Một loạt các loại thuốc giúp hạ huyết áp bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu bao gồm: Thiazides, chlorthalidone và indapamide
  • Thuốc tim mạch: Beta-blockers và alpha-blockers
  • Thuốc chẹn canxi dùng cho cao huyết áp và tim mạch
  • Các chất chủ vận trung tâm
  • Thuốc ức chế adrenergic ngoại biên
  • Thuốc giãn mạch
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin

Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào mỗi cá nhân với các điều kiện khác mà họ có thể có. Bất cứ ai đang dùng thuốc điều trị cao huyết áp cần phải đọc kỹ nhãn hiệu của các loại thuốc khác, đặc biệt là trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào mua ngoài tiệm thuốc tây không qua bác sĩ.

Bởi vì một số loại thuốc điều trị các bệnh thông thường chẳng hạn như thuốc thông mũi có thể làm cho một số loại thuốc huyết áp giảm hiệu quả tác dụng.

Nét Bút Tri Ân – Theo: medicalnewstoday.com

Related posts

Đa nhân cách là gì? Căn bệnh tâm thần được gọi là “ma nhập”

admin

Những điều cần biết về huyết áp thấp

admin

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi thường bị bỏ qua

admin

Leave a Comment

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor
cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor